Thay đổi cơ thể mẹ tuần 32 đến 35

cơ thể mẹ

Mang thai từ tuần thứ 32 đến tuần 35
Kích thước tử cung/ chiều dài đáy tử cung 30~32cm (cuối tuần thai thứ 35)

Cơ thể mẹ tuần 32 đến 35 sẽ cảm thấy dạ dày khó tiêu, tim đập nhanh, khó thở

Vào giai đoạn này tử cung đã xuống tới bụng dưới, dạ dày và phổi được nâng lên sẽ chèn vào tim. Do đó, những hiện tượng như: dạ dày sẽ khó tiêu, tim đập nhanh, khó thở… sẽ xuất hiện nhiều hơn.


Vì tử cung chèn dạ dày nên mẹ sẽ cảm thấy no rất nhanh khi ăn, đó là dấu hiệu giúp mẹ chú ý để giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Tốt nhất mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn thành 6 “bữa nhỏ” một ngày. Mặc dù ăn ít mẹ sẽ nhanh đói nhưng mẹ hãy cố gắng kiềm chế việc ăn thêm đồ ăn vặt như bánh kẹo…

Có dấu hiệu đau thắt lưng và căng chân ở cơ thể mẹ tuần 32 đến 35

Vùng thắt lưng chịu trách nhiệm nâng đỡ phần tử cung đang to lên, nên một số mẹ sẽ cảm thấy đau thắt lưng. Ngoài ra, vùng háng cũng chịu áp lực từ tử cung nên xương chậu sẽ căng và chân dễ bị chuột rút.


Lúc này khi bụng đã to, việc luyện tập thể dục thể thao trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên, mẹ vẫn nên có vận động thích hợp để không bị đau thắt lưng và phòng chống béo phì, hay chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai (nhiễm độc thai nghén).

Cơ thể mẹ tuần 32 đến 35 sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều và són tiểu

Tử cung chèn bàng quang làm cho bàng quang nhỏ lại, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn. Đôi khi còn có cảm giác như nước tiểu vẫn còn sau khi mẹ vừa mới đi xong và cảm giác buồn tiểu sẽ lại xuất hiện. Nhưng nếu mẹ cố gắng nhịn tiểu sẽ gây viêm bàng quang nên tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Khi bị són nước tiểu ở mức độ nhẹ vào cuối thai kỳ, hãy dùng các loại băng vệ sinh, miếng thấm nước tiểu chuyên dụng.


Ho hay hắt xì hơi sẽ tác động lực vào bụng dưới, cũng có thể làm són ít nước tiểu. Đây là vấn đề thường gặp ở các bà mẹ sắp đến ngày sinh, được gọi là són tiểu khi tăng áp lực trong bụng. Hiện tượng này xuất hiện do ảnh hưởng của hóc môn hoặc tử cung to ra làm cho phần cơ ở đáy xương chậu (cơ sàn chậu) bị lỏng. Ở những người phụ nữ vốn có đường tiết niệu ngắn, cơ đáy xương chậu lỏng sẽ dễ gây són tiểu. Mẹ hãy dùng các miếng thấm chuyên dụng khi bị mất kiểm soát tiểu hoặc chịu khó thay quần lót thường xuyên.


Đôi khi sẽ có hiện tượng vỡ ối. Đó là khi màng trứng bao bọc em bé bị vỡ và nước ối bên trong chảy ra không màu, không mùi nên mẹ sẽ khó phân biệt được. Do vậy, nếu nghi ngờ vỡ ối mẹ hãy nhanh chóng đi khám.

update : 19.09.2017

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ