Mách mẹ cách thay bỉm cho bé trai đúng cách và nhanh nhất
Cách thay bỉm cho bé trai có gì khác so với bé gái, có cần lưu ý gì không là những băn khoăn thường gặp của mẹ. Để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất, mẹ hãy cùng Bobby tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những lưu ý quan trọng trước khi thay bỉm cho bé trai
Do sự khác biệt về đặc điểm giới tính, khi thay bỉm cho bé trai, mẹ cần có những lưu ý nhất định để bảo vệ bộ phận sinh dục và làn da của bé đúng cách.
- Mẹ chú ý vệ sinh kỹ lưỡng bộ phận sinh dục và lau nhẹ nhàng vùng bao quy đầu của bé để tránh làm tổn thương khu vực này.
- Mẹ chú ý điều chỉnh vị trí tiếp xúc của vùng kín bé trai với bỉm để tránh gây khó chịu.
- Bé trai thường tè ướt vùng trước bỉm. Theo đó, để tránh tình trạng chất lỏng bị dồn lại một chỗ gây vón cục và nặng xệ khiến bé khó chịu, mẹ nên lựa chọn các loại bỉm thấm hút tốt, thấm dàn đều.
Sau khi đã biết những lưu ý đặc biệt với bé trai, mẹ có thể thực hiện từng bước thay bỉm đúng cách theo hướng dẫn ở phần tiếp theo của bài viết.
2. 4 bước thay bỉm cho bé trai đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để thay tã/bỉm cho bé trai
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cần thay tã/bỉm mới cho bé, mẹ nên chủ động chuẩn bị đầy đủ những món đồ cần thiết để tiết kiệm thời gian và thao tác dễ dàng hơn.
Vật dụng cần chuẩn bị | Lưu ý |
Bỉm mới |
|
Khăn lau | Mẹ sử dụng khăn bông mềm sạch hoặc khăn ướt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh như sản phẩm khăn ướt Bobby Care. |
Chậu nước ấm | Nước sạch ở nhiệt độ ấm, không quá nóng có thể gây bỏng da. |
Miếng lót/khăn lót sạch | Mẹ dùng miếng lót phía dưới người bé khi thay bỉm hoặc dùng để che vùng kín của bé, tránh trường hợp bé đi vệ sinh khi thay bỉm làm dây bẩn ra xung quanh. |
Kem chống hăm hoặc phấn rôm | Mẹ lựa chọn sản phẩm lành tính, an toàn cho da. |
Bước 2: Tháo và xử lý bỉm đã qua sử dụng
Mẹ đặt bé nằm ngửa trên đệm để dễ dàng thao tác, sau đó từ từ bóc miếng dán ở hai bên hông (đối với bỉm quần mẹ xé nhẹ hai rãnh bên hông của bỉm).
- Từ từ cầm lấy hai chân của bé nhấc nhẹ lên và kéo bỉm từ bên dưới ra ngoài.
- Nếu bé đi “nặng”, mẹ hãy xử lý chất tiêu bẩn gọn gàng, tránh làm dây bẩn ra xung quanh.
- Để xử lý gọn tã cũ, mẹ có thể cuộn gọn lại sau đó cố định bằng miếng dán hai bên. Như vậy vừa đảm bảo yếu tố vệ sinh, vừa có thể tiết kiệm thời gian dọn dẹp mỗi khi thay tã.
- Đối với những loại tã bỉm có miếng dán bỉm quần ở mặt sau như Bobby, các mẹ chỉ việc quấn tã bẩn cho gọn gàng và dán lại.
Lưu ý: Để tránh tình trạng bé trai đi tè làm ướt người, mẹ nên lấy 1 miếng bỉm hoặc khăn che vùng kín của bé khi cởi bỉm.
Bước 3: Vệ sinh kỹ vùng kín của bé trai
Cách vệ sinh vùng kín khi thay bỉm cho bé trai thường có một số khác biệt so với các bé gái.
- Bước 1: Chuẩn bị chậu nước ấm, dùng tay để kiểm tra mức độ nhiệt trước khi tiến hành vệ sinh cho bé.
- Bước 2: Dùng khăn xô sạch thấm nước ấm, vắt bớt và lau phần mông từ trên xuống dưới.
- Bước 3: Dùng một chiếc khăn xô khác thấm nước và lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé trai.
- Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng bao quy đầu còn nhạy cảm của bé.
Bước 4: Mặc tã/bỉm mới đúng cách cho bé trai
Tùy vào loại bỉm bé trai sử dụng, mẹ thao tác mặc bỉm mới theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Hướng dẫn mặc miếng lót sơ sinh:
Hướng dẫn mặc bỉm dán cho bé:
Hướng dẫn mặc bỉm quần:
Lưu ý:
- Khi mặc bỉm cho bé trai, mẹ chú ý để phần dương vật của con chúi xuống dưới.
- Không đóng bỉm quá chặt gây hằn da hay khiến vùng kín của con bị khó chịu. Mẹ nên kiểm tra lại lần cuối sau khi thay bỉm mới cho bé để kịp thời điều chỉnh cho vừa vặn.
3. Giải đáp thắc mắc của mẹ về việc dùng tã/bỉm cho bé trai
Cách thay bỉm cho bé trai sẽ có đôi chút khác biệt so với các bé gái. Theo đó, một số câu hỏi được mẹ quan tâm về việc mặc bỉm cho bé trai được giải đáp dưới đây:
- Bé trai có cần dùng bỉm riêng không?
Do bé trai thường tè ướt ở một điểm của bỉm nên mẹ sẽ có xu hướng tìm sản phẩm bỉm dành riêng cho bé trai. Trên thực tế, các sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu chí thấm hút tốt, dàn đều và không vón cục đều sẽ phù hợp với bé trai.
Tiêu biểu cho dòng sản phẩm bỉm thấy hút phù hợp cho bé trai hiện nay, mẹ không thể bỏ qua sản phẩm của Bobby. Các loại bỉm của Bobby có khả năng thấm hút nhanh chóng với bề mặt hàng ngàn lỗ thấm. Sản phẩm miếng lót sơ sinh với 8000 lỗ thấm, bỉm dán với 4000 lỗ thấm và tã quần với 3000 lỗ thấm siêu tốc. Nhờ đó, chất lỏng được thấm nhanh, không gây vón cục hay nặng xệ. Mẹ có thể yên tâm làn da bé sẽ luôn được khô thoáng cả ngày dài.
- Bé trai đóng bỉm nhiều có sao không?
Việc sử dụng bỉm cho bé hoàn toàn không ảnh hưởng tới sự phát triển của vóc dáng hay sức khỏe sinh sản của bé trai như những thông tin sai lệch thường thấy trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chọn tã bỉm chất lượng, đúng kích cỡ và chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé để con được thoải mái, ngăn chặn các nguy cơ hăm bí hay viêm da. Để có thêm nhiều kiến thức về cách chăm con khoa học, các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết Bé trai mặc tã nhiều có sao không.
Những khác biệt trong cách thay bỉm cho bé trai hầu như không hề gây khó khăn như mẹ vẫn tưởng. Bobby hy vọng rằng thông qua bài viết trên đây, mẹ đã bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm hay khi chăm bé.