Đóng bỉm bị hăm? Nguyên nhân thực sự và cách bảo vệ da bé hiệu quả

đóng bỉm bị hăm

Tình trạng bé đóng bỉm bị hăm chỉ xuất hiện khi mẹ chọn sai sản phẩm hoặc vệ sinh da cho bé không đúng cách. Để hiểu rõ các nguyên nhân gây hăm bí và cách bảo vệ tốt nhất cho da bé, mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đóng bỉm không phải nguyên nhân khiến bé bị hăm

Các chuyên gia của Bobby khẳng định, việc đóng bỉm đúng cách hoàn toàn không gây bất kỳ tổn thương nào trên da của bé. Nguyên nhân thực sự gây hăm bí là do da bé luôn trong tình trạng ẩm ướt và không được vệ sinh đúng cách. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các tổn thương ngoài da.

mẹ và bé

Đóng bỉm đúng cách không gây hăm bí cho bé

Ngược lại, dùng các sản phẩm chất lượng, bỉm mỏng nhẹ và thấm hút tốt giúp da bé được khô thoáng, không phải tiếp xúc quá lâu với chất tiêu bẩn. Bé được giữ vệ sinh tốt hơn, hạn chế nguy cơ viêm da, hăm bí hiệu quả. 

Để xử lý vấn đề bé mặc tã bị hăm và hạn chế tối đa rủi ro tình trạng này lặp lại trong tương lai, mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin, kiến thức về bỉm để chăm sóc bé tốt hơn trong các phần tiếp theo đây. 

2. Dùng bỉm kém chất lượng, đóng bỉm sai cách mới khiến bé bị hăm

Một số sai lầm phần lớn bố mẹ gặp phải trong việc lựa chọn bỉm và cách đóng bỉm làm tăng nguy cơ con bị hăm là:

  • Vệ sinh kém: Mẹ không thay bỉm thường xuyên khiến da của bé phải tiếp với chất thải, tạo môi trường ẩm ướt kéo dài là điều kiện cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập lên da bé. 
  • Bỉm không mềm mại: Một số loại bỉm chất lượng kém, không đảm bảo độ mềm mại khi mặc. Khi bé cử động, bề mặt bỉm ma sát lên da gây ra các tổn thương, tăng nguy cơ hăm da. 
  • Bỉm thấm hút kém, không thoáng khí: Chất thải không được thấm hút ngay hoặc không được thấm hút hết sẽ khiến da bé ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm nhiễm da. Các loại bỉm dày hoặc khả năng thoát khí kém càng khiến cho tình trạng này tệ hơn.
  • Thành phần bỉm chứa hoá chất gây dị ứng: Mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn bỉm, cho bé, vì có nhiều sản phẩm kém chất lượng có thể chứa các tạp chất dễ gây kích ứng trên da bé.

Bé đóng bỉm bị hăm

Bỉm có khả năng thấm hút kém gây hăm bí cho bé

3. Cách bảo vệ da bé, ngừa hăm hiệu quả

Để bảo vệ da bé và hạn chế tình trạng mặc tã, bỉm cho con bị hăm, mẹ cần cẩn thận trong việc chọn sản phẩm cũng như chăm sóc da bé:

  • Mẹ cần thay bỉm thường xuyên cho bé sau tối đa 4 tiếng và sau khi bé đi nặng. Việc này giúp giảm thiểu thời gian da bé phải tiếp xúc với chất thải, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn lên da. 
  • Da bé cần được vệ sinh kỹ càng bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý làm sạch vùng da có nếp gấp, vùng kín của bé và lau khô trước khi mặc bỉm mới. Để chăm sóc da bé tốt hơn, mẹ có thể bôi thêm kem ngừa hăm, kem dưỡng ẩm. 
  • Mẹ nên chọn bỉm cho bé thỏa mãn các tính năng mềm, mỏng và thấm hút tốt như sản phẩm của Bobby. Bỉm Bobby ứng dụng công nghệ ép lõi đặc biệt của Nhật Bản, giúp bỉm mỏng mềm chỉ 3mm và vẫn thấm hút bất ngờ nhờ bề mặt hàng ngàn lỗ thấm siêu tốc.  
  • Quá trình thay bỉm mới, mẹ cần chú ý thao tác nhẹ tay, tránh những tác động mạnh hay chà xát làm tăng nguy cơ gây tổn thương da bé.

Bỉm Bobby mỏng nhẹ, thoáng khí

Bỉm Bobby mỏng nhẹ, thoáng khí gấp 2 lần giúp ngừa hăm cho bé

Trong một số trường hợp, tình trạng hăm da trở nên nghiêm trọng, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay:
  • Da bị phồng rộp
  • Xuất hiện mụn nhọt chứa mủ
  • Rỉ dịch vàng
  • Lở loét
  • Có kèm triệu chứng sốt
  • Bé quấy khóc liên tục, mất ngủ, bỏ bú

Có thể thấy rằng, tình trạng bé mặc tã, đóng bỉm bị hăm chỉ xảy ra nếu sản phẩm bỉm đang dùng kém chất lượng và cách vệ sinh của ba mẹ chưa thực sự đúng. Hy vọng qua các thông tin Bobby đưa đến trong bài, những hiểu lầm của mẹ về vấn đề đóng bỉm bị hăm đã được gỡ rối. Nếu còn thắc mắc và cần hỗ trợ cách lựa chọn bỉm phù hợp cho bé, mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 585896  hoặc email: cskh@unicharm.com, Bobby luôn sẵn sàng tâm sự cùng mẹ.