Trẻ đóng bỉm bị dị ứng - Cách nhận biết và xử lý tận gốc

đóng bỉm dị ứng

Tình trạng trẻ đóng bỉm bị dị ứng chủ yếu đến từ những sai sót trong việc lựa chọn sản phẩm và cách vệ sinh hàng ngày. Các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Để có xử lý tận gốc tình trạng này của trẻ, mẹ hãy cùng Bobby tìm hiểu kỹ từng nguyên nhân qua bài viết dưới đây nhé!

1. Làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đóng bỉm bị dị ứng

Khi nhận thấy các bất thường trên da trẻ như mẩn ngứa, đỏ rát vùng thân dưới, mẹ tưởng rằng tất cả nguyên nhân đều do mặc bỉm gây ra. Trên thực tế, tình trạng dị ứng chỉ xuất hiện khi cách chọn và sử dụng bỉm chưa phù hợp, hoặc do các yếu tố khách quan tác động lên da bé.

Nguyên nhân liên quan đến bỉm: 

  • Các sản phẩm bỉm hàng nhái, kém chất lượng có thể chứa nhiều chất hoá tẩy trắng, tạo mùi gây kích ứng da trẻ. 
  • Trẻ mặc bỉm quá chật có thể khiến phần lưng thun ôm chặt vào da, lâu dần hình thành vết hằn đỏ, ngứa ngáy, tăng nguy cơ dị ứng, viêm da.

Các nguyên nhân khách quan:

Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên làn da sẽ vô cùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài: 

  • Môi trường sống không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, phòng ở ẩm thấp, bí bách thường dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây dị ứng.
  • Da của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi mặc bỉm mới. .
  • Một số thành phần có trong sữa tắm, phấn rôm hoặc kem dưỡng có thể gây dị ứng ở trẻ. 

Trẻ đóng bỉm bị dị ứng do mặc sai cách hoặc bị dị ứng với thành phần của bỉm

Trẻ chỉ bị đỏ da khi mặc bỉm sai cách hoặc bị dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm sử dụng hàng ngày

2. Cách xử lý tình trạng dị ứng khi đóng bỉm ở trẻ

Nếu trẻ dị ứng ở mức độ nhẹ, mẹ chỉ cần làm sạch da trẻ và bôi kem dưỡng, các tổn thương có thể được phục hồi sau vài ngày. Song với các trường hợp tình trạng dị ứng nặng hơn mẹ cần:

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: 

Mẹ kiểm tra chất lượng đồ dùng có nguy cơ cao như chăn màn, bỉm, khăn ướt, sữa tắm…, lần lượt đổi sang loại sản phẩm khác lành tính hơn. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên ưu tiên dùng những sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn, dành riêng cho trẻ sơ sinh như khăn ướt Bobby Care và bỉm Bobby. Sau khi đổi mẹ cần theo dõi để xác định đúng tác nhân gây dị ứng, tránh để tình trạng này lặp lại.

  • Vệ sinh da cho trẻ: 

Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn và tác nhân từ môi trường gây dị ứng. Bỉm thấm hút tốt, thấm hút nhanh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho mẹ trong việc đảm bảo vệ sinh cho bé. Một trong những sản phẩm bỉm có khả năng thấm hút vượt trội mẹ không nên bỏ qua chính là Bobby. Bề mặt bỉm dán với 4000 lỗ thấm và bỉm quần Bobby với 3000 lỗ thấm giúp chất lỏng được thấm nhanh, trả lại bề mặt khô thoáng. 

Cùng với việc lựa chọn sản phẩm bỉm phù hợp, mẹ cũng cần chú trọng các bước làm sạch da cho bé khi thay bỉm. Mẹ cần làm sạch cả vùng tiểu - đại tiện và bộ phận sinh dục cho bé bằng khăn ướt trẻ em, sau đó lau khô để tránh ẩm bí. Lưu ý rằng khi da bé đang tổn thương do dị ứng thì mẹ nên thao tác hết sức nhẹ nhàng, cẩn trọng. 

  • Cho trẻ mặc đồ thoáng: 

Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt để tránh chạm vào vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, xu hướng hiện nay của các mẹ là chọn các loại bỉm mỏng nhẹ bé được thoải mái, giảm tình trạng hằm bí, rôm sảy. Đi tiên phong cho xu hướng này là sản phẩm bỉm Bobby. Ứng dụng công nghệ ép lõi đặc biệt, sản phẩm của Bobby mỏng chỉ 3mm, tăng độ thoáng khí gấp 2 lần để da bé luôn khô thoáng. 

  • Đi khám bác sĩ kịp thời: 

Khi tình trạng dị ứng chuyển biến nặng, bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn hoặc có các biểu hiện bất thường, mẹ cần cho trẻ đi khám da liễu và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, mẹ không nên để tình trạng da trẻ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. 

Vệ sinh da bé sạch sẽ khi thay bỉm

Vệ sinh kỹ vùng da đóng bỉm để giảm nguy cơ dị ứng

Lưu ý: 

  • Không tự ý dùng thuốc bừa bãi khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. 
  • Không lạm dụng các biện pháp xử lý dị ứng từ dân gian chưa được kiểm chứng về hiệu quả và tính an toàn cho trẻ. 

3. Biện pháp phòng ngừa tình trạng dị ứng khi đóng bỉm

Tình trạng trẻ đóng bỉm dị ứng có thể sẽ tái phát nhiều lần nếu mẹ không có biện pháp phòng ngừa kỹ lưỡng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà mẹ có thể bỏ túi để bảo vệ tối đa làn da con yêu khi mặc bỉm:

  • Thay bỉm mới sau mỗi 3 - 4h và vệ sinh cẩn thận vùng da đóng bỉm, không để da trẻ bị ẩm ướt để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. 
  • Trước khi quyết định mua bỉm, mẹ hãy tìm hiểu kỹ thành phần trong sản phẩm và đánh giá khả năng kích ứng dựa trên cơ địa của con trẻ.
  • Ưu tiên sử dụng bỉm an toàn, chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín như Bobby. Với bề mặt được bổ sung thêm tinh chất dưỡng da như vitamin E, tinh chất trà xanh, bỉm Bobby sẽ giúp mẹ giải quyết triệt để nỗi lo lắng về tình trạng da trẻ bị dị ứng, hăm đỏ.
  • Hạn chế các tác nhân dị ứng, kích ứng có thể tiếp xúc với da trẻ bằng cách dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, giặt giũ chăn ga thường xuyên…
  • Ngoài ra mẹ nên tăng cường đề kháng cho con thông qua việc tối ưu thực đơn ăn uống, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để con luôn khoẻ mạnh, hạn chế tình trạng kích ứng. 

Bỉm Bobby an toàn cho bé

Mẹ nên ưu tiên các sản phẩm tã, bỉm dịu nhẹ, an toàn cho da trẻ

Với các thông tin được chia sẻ trong bài, Bobby hy vọng đã giúp mẹ có thêm được kinh nghiệm chăm sóc khi trẻ đóng bỉm bị dị ứng. Nếu gặp vấn đề này hay bé đóng bỉm bị nổi mụnđóng bỉm bị tràn lưng thì mẹ hãy bình tĩnh xử lý để giúp bé nhanh khỏi nhé!