Đóng bỉm bị vô sinh? SỰ THẬT MẸ NÊN BIẾT

đóng bỉm bị vô sinh

Tin đồn về việc đóng bỉm bị vô sinh đang khiến không ít các mẹ lo lắng. Hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được những tổn hại của bỉm tới sức khỏe sinh lý của các bé. Và để giúp mẹ gỡ rối thông tin này, Bobby sẽ đưa đến lời giải đáp từ chuyên gia, bác sĩ trong ngành ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chuyên gia khẳng định đóng bỉm không gây vô sinh cho bé

Đóng bỉm bị vô sinh là một trong những tin đồn thiếu khoa học nhưng lại khiến không ít mẹ hoang mang. Dưới góc nhìn khoa học, ở giai đoạn sơ sinh bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển hoàn toàn nên không thể bị ảnh hưởng bởi việc đóng bỉm. Điều này đã được giải thích bởi rất nhiều bác sĩ chuyên khoa. 

Đối với sức khỏe sinh lý của bé trai: 

The bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc (Nam khoa - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được đóng bỉm sẽ gây vô sinh cho các bé. Bởi bộ phận này của trẻ vốn chưa được hoàn thiện, nên chỉ thực hiện được chức năng vệ sinh.” 

Bác sĩ Bắc lý giải thêm, sự tăng trưởng testosterone kích thích sản sinh tinh trùng chỉ bắt đầu khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tức là 12 - 14 tuổi. Thời điểm đó, những yếu tố bên ngoài mới có thể tác động tới sức khỏe sinh lý của con. Trong khi bỉm chỉ đồng hành cùng trẻ từ sơ sinh tới 3 tuổi nên hoàn toàn không có chuyện gây vô sinh.

Thông tin đóng bỉm gây vô sinh cho bé trai là vô căn cứ

Thông tin đóng bỉm gây vô sinh cho bé trai là vô căn cứ

Bên cạnh đó, đối với ý kiến cho rằng đóng bỉm bị vô sinh, bác sĩ nam khoa Nguyễn Thế Lương (Bệnh viện thận Hà Nội) cũng đã có những lý giải vô cùng chi tiết. Theo bác sĩ, quan điểm sai lầm này xuất phát từ hiểu lầm rằng, việc đeo bỉm gây bít tắc, bó sát cơ thể làm nhiệt độ tăng lên tới mức có hại cho việc sản xuất tinh trùng. 

Tuy nhiên, thực tế rằng, trong giai đoạn đóng bỉm (0 - 3 tuổi), bộ phận sinh dục của bé trai hoàn toàn không thể sản xuất ra tinh trùng, nên việc đeo bỉm không phải nguyên nhân gây vô sinh. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi giữ vệ sinh cho bé với bỉm. 

Cùng với đó, Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh (Bệnh viện Từ Dũ - Tp HCM) đã bác bỏ ngay ý kiến này bởi việc mặc tã, bỉm không thể gây vô sinh hay làm hẹp quy đầu của các bé trai. Ngược lại, giai đoạn dưới 2 tuổi khi bé chưa thể “làm chủ” việc đi tè theo ý muốn, bỉm sẽ là công cụ đắc lực để bảo vệ và giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

em bé mặc bỉm

Bỉm là công cụ đắc lực giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn

Với sức khỏe sinh lý bé gái: 

Không chỉ với các bé trai, mẹ có em bé gái cũng rất quan tâm đến các thông tin xung quanh việc đóng bỉm ảnh hưởng chức năng sinh sản của bé. Có không ít ý kiến cho rằng dùng bỉm hằng ngày có thể gây viêm âm đạo cho các bé gái. Trên thực tế, tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra với các bé nhưng hoàn toàn không liên quan tới bỉm tã (đối với các sản phẩm chính hãng và chất lượng).

Bỉm chất lượng không gây vô sinh

Bỉm chất lượng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé gái

Theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, trước tuổi dậy thì niêm mạc và da vùng âm đạo của trẻ rất mỏng. Xà phòng, chất tẩy rửa, nước giặt xả, quần áo chật, ẩm ướt, bụi bẩn đều có thể trở thành tác nhân gây bệnh, khiến vi khuẩn tập trung ở khu vực âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm.

Một nguyên nhân nữa khiến các bé gái bị viêm nhiễm chính là giun kim. Thường vào ban đêm, chúng sẽ chui ra từ hậu môn và xâm nhập lên vùng kín. Vì vậy, mẹ nên chú ý tẩy giun định kỳ cho con.

Ngoài ra, trong quá trình thay bỉm và tắm rửa cho con, nếu các mẹ không vệ sinh tay sạch sẽ cũng có thể trở thành con đường lây truyền gián tiếp, khiến vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm vùng kín ở trẻ nhỏ.

Kết luận: Việc đóng bỉm cho bé hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên mẹ vẫn cần lưu ý đóng bỉm đúng cách để giữ vệ sinh và bảo vệ làn da cho bé.

Đóng bỉm đúng cách để bảo vệ làn da bé

Đóng bỉm đúng cách để bảo vệ làn da bé

2. Những lưu ý giúp mẹ an tâm hơn khi đóng bỉm cho bé

Để đảm bảo an toàn và giữ cho bé yêu luôn thoải mái khi mặc bỉm, mẹ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Làm sạch tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm hoặc rửa vùng kín cho bé. Với bé gái, mẹ không nên thụt rửa mà chỉ cần làm sạch bên ngoài bộ phận sinh dục của bé. Mẹ nên sử dụng nước ấm, thể kết hợp với khăn bông sạch hoặc giấy ướt chuyên dụng cho trẻ như Bobby Care để làm sạch vùng mông, bẹn. 
  • Thay bỉm thường xuyên, sau tối đa 4 tiếng, không nên để da bé phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu hay phân su. 
  • Lựa chọn và mua bỉm đúng kích thước, mẹ có thể lựa chọn dựa vào cân nặng, vòng đùi, mông của con hoặc mua nhiều size để thử trước.
  • Lựa chọn bỉm mỏng và thấm hút tốt và lành tính để tránh nguy cơ kích ứng hay bít tắc mồ hôi. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm tã bỉm của Bobby, với công nghệ Lõi nén thần kỳ giúp bỉm mỏng nhẹ chỉ 3mm. Bề mặt tã dán với 4000 lỗ thấm hút giúp thấm nhanh và dàn đều, giữ cho da bé luôn khô thoáng. 

Bỉm Bobby là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé

Bỉm Bobby là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé

Với các thông tin được giải đáp trong bài, mẹ có thể thấy rằng, đóng bỉm bị vô sinh là một tin đồn vô căn cứ. Ngược lại, thói quen sử dụng bỉm còn giữ cho da tại vùng kín luôn được sạch sẽ, khô ráo và giúp mẹ trở nên bớt bận rộn hơn. Để được giải đáp thêm các thông tin về việc đóng bỉm cũng như cách lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho Bobby qua: 

Nguồn tham khảo: 

  • https://vnexpress.net/dong-bim-khong-gay-vo-sinh-cho-be-trai-3131167.html
  • https://suckhoecong.vn/hang-trieu-be-trai-se-bi-vo-sinh-vi-bim-d17477.html
  • https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/
  • https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/viem-am-dao-o-tre-em/