Bật mí cách đóng bỉm không bị tràn, xóa tan nỗi lo cho bố mẹ
Tình trạng tràn bỉm xảy ra do các nguyên nhân như sản phẩm bé mặc không đúng cỡ, mẹ không điều chỉnh bỉm đúng vị trí khi mặc... Nhằm khắc phục các vấn đề trên và có cách đóng bỉm không bị tràn cho bé yêu, mẹ hãy cùng Bobby khám phá các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
1. Điều chỉnh vách chống tràn và chun chân của bỉm
Thiết kế của bỉm thông thường có hai loại thun ở chân, đùi của bé. Phần thun nằm bên mặt trong bỉm có vai trò làm vách chống tràn, bo tròn và ôm trọn cơ thể bé để hạn chế tình trạng tràn chất lỏng. Phần thun chân bên ngoài bỉm đóng vai trò như lớp bảo vệ, chống tràn thứ 2 giúp cố định vị trí của bỉm khi bé cử động, tránh xô lệch gây tràn.
Mặc dù bỉm đã có cấu tạo tối ưu về khả năng chống tràn thế nhưng khi sử dụng, không ít mẹ vẫn hay “bỏ quên" việc căn chỉnh các vách thun của sản phẩm. Điều này khiến bỉm bị cong, xoắn, phần thun chân dễ gập vào bên trong, tạo không gian hở khiến chất lỏng rò rỉ ra bên ngoài.
Để khắc phục tình trạng trên, chống tràn bỉm cho bé, mẹ cần lưu ý:
- Kéo bỉm thẳng và cao ngang vùng rốn của bé.
- Dùng tay móc kéo phần vách chống tràn ở mặt trong của bỉm, chỉnh cho phần này ôm vừa vặn vào đùi của bé, hạn chế tạo khoảng trống xung quanh đùi.
- Điều chỉnh mép thun chân bên ngoài một cách ngay ngắn để không bị gấp vào trong.
- Sau khi mặc cho bé, mẹ cần kiểm tra kỹ vị trí của bỉm đã nằm ngay ngắn hay chưa và có bị xô lệch không.
Hơn hết, để hạn chế tình trạng tràn bỉm, lời khuyên cho mẹ là lựa chọn các sản phẩm có thiết kế phần lưng thun, chun chân co giãn tốt. Nhằm hỗ trợ mẹ trong công cuộc chăm sóc bé, sản phẩm của Bobby được trang bị hệ thun co giãn thoải mái, ôm khít lất cơ thể bé, ngăn tràn bỉm mà không gây hằn đỏ.
2. Điều chỉnh miếng dán đúng vị trí, tránh xô lệch ở bỉm dán
Bỉm dán là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng cho bé ở giai đoạn chưa vận động nhiều. Thiết kế của dòng bỉm này có hai miếng dán ở hai bên hông giúp cố định vị trí bỉm. Khi mặc bỉm dán cho bé, mẹ thường gặp các sai sót gây tình trạng rò rỉ chất lỏng như:
- Cố định miếng dán sai vị trí hoặc dán không chắc chắn khiến bỉm dễ xô lệch.
- Dính miếng dán không cân đối làm cho mép bỉm bị gấp vào trong.
Theo đó, khi mặc bỉm dán cho con, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề như sau:
- Một số loại bỉm có đánh dấu vị trí dán miếng dán 2 bên hông, mẹ cần dán đúng vị trí được đánh dấu.
- Khi dán nên để miếng dán 2 bên eo không bị gấp vào trong và căng đều phần dán về 2 bên.
Trong thời gian bé dùng bỉm dán, mẹ nên thường xuyên kiểm tra lại miếng dán để kịp thời điều chỉnh nếu có xô lệch. Ngoài ra, việc lựa chọn loại bỉm có miếng dán mềm mại và chắc chắn như sản phẩm của Bobby cũng là giải pháp mẹ có thể tham khảo. Bỉm dán Bobby với thiết kế miếng dán Magic-Tape siêu mềm, có thể tháo ra và dán lại nhiều lần. Nhờ đó, mẹ dễ dàng điều chỉnh vị trí bỉm khi bé mặc cho cân đối và giúp bé được thoải mái nhất.
3. Thường xuyên thay bỉm cho bé
Bỉm đã thấm đầy nhưng chưa được thay mới không chỉ làm tăng nguy cơ tràn chất lỏng mà còn ảnh hưởng đến yếu tố vệ sinh cho da bé. Trong một số trường hợp, sản phẩm bỉm mẹ lựa chọn có khả năng thấm hút và chống thấm ngược kém cũng khiến cho bỉm tràn dù chưa thấm đầy.
Theo đó, để hạn chế vấn đề trên mẹ cần thay bỉm mới cho bé sau tối đa 4 tiếng và sau mỗi lần bé đi nặng. Nếu nhận thấy vùng mặc bỉm của bé có mùi, bé ọ ẹ khó chịu dù không đói mẹ cũng cần kiểm tra bỉm để thay mới.
Ngoài ra, một sản phẩm bỉm chất lượng, có tính năng thấm hút nhanh cũng là giải pháp tối ưu giúp hạn chế tình trạng đóng bỉm bị tràn. Bỉm dán Bobby với 4000 lỗ thấm và bỉm quần với 3000 lỗ thấm hút trên bề mặt giúp hút ẩm nhanh chóng, giữ cho bề mặt bỉm tiếp xúc với da bé khô thoáng, đảm bảo vệ sinh. Hơn hết, bỉm Bobby có khả năng thấm dàn đều, hạn chế tình trạng vón cục và chảy xệ để bé thoải mái cử động và khám phá thế giới xung quanh.
4. Mặc tã đúng size, vừa vặn với cơ thể bé
Việc mẹ cho con mặc bỉm có kích thước quá lớn so với cơ thể sẽ làm cho phần eo, mông và đùi bị rộng. Bỉm không ôm sát khiến bỉm dễ dàng xô lệch, khiến các chất thải dễ bị rò rỉ ra bên ngoài. Ngược lại nếu mặc bỉm quá chật, da bé dễ bị hằn đỏ, bé luôn trong tình trạng khó chịu và không thoải mái.
Chính vì thế, khi lựa chọn size bỉm cho con, bố mẹ cần lưu ý chọn cỡ vừa vặn phù hợp với cân nặng của trẻ. Dưới đây là thông số về kích thước bỉm được chia theo cân nặng, bố mẹ có thể tham khảo:
Bảng kích cỡ bỉm của mỗi thương hiệu có thể sẽ có sự chênh lệch. Do đó, khi chọn mua cho bé, mẹ cần nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm để chọn được đúng loại.
Có thể thấy rằng, cách đóng bỉm không bị tràn là sự kết hợp của nhiều bước như điều chỉnh vách chống tràn vừa vặn, mặc bỉm đúng cách, thường xuyên thay bỉm và chọn sản phẩm đúng kích cỡ, thấm hút tốt cho con. Hy vọng với các thông tin Bobby đưa tới trong bài viết, mẹ đã có thêm các kinh nghiệm quý báu để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.