3 nguyên nhân khiến bé đóng bỉm bị lằn và cách xử lý chuẩn nhất
Đóng bỉm bị lằn không chỉ khiến bé khó chịu, quấy khóc mà còn làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương trên da, cản trở tuần hoàn máu vùng thân dưới. Để giúp mẹ giảm bớt lo lắng về vấn đề này, Bobby sẽ giúp mẹ phát hiện đúng nguyên nhân khiến vùng da mặc tã của bé bị lằn đỏ và xử lý dứt điểm qua bài viết dưới đây.
1. Bé bị lằn do tã, bỉm có chất liệu thô cứng và không co giãn tốt
Bỉm có chất liệu quá thô cứng, phần lưng thun co giãn không tốt là một trong những nguyên nhân chính khiến làn da của bé yêu xuất hiện những vết lằn đỏ.
Các dấu hiệu nhận biết:
Da bé bị hằn theo các đường viền thun của tã, bỉm.
Bé thường quấy khóc, không chịu nằm yên khi mặc tã, bỉm.
Cách giải quyết:
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tã, bỉm có chất liệu mềm mại, mỏng nhẹ để hạn chế tình trạng da bé bị cọ xát gây hằn đỏ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến độ co giãn của thun lưng vì nếu phần thun lưng không đàn hồi có thể khiến cơ thể bé bị “bó chặt” suốt ngày dài.
Thấu hiểu những vấn đề mà mẹ và bé yêu thường gặp phải như trên, Bobby đã cho ra đời dòng tã, bỉm êm mềm cho làn da bé. Bề mặt tã, bỉm mềm mại với các tinh chất bổ sung giúp da bé được chăm sóc toàn diện. Hệ thun Flexi-fit co giãn thoải mái và hệ thun xốp êm được trang bị bên trong mỗi sản phẩm của Bobby còn đem lại sự êm ái, nâng đỡ mọi cử động của con, từ đó ngăn ngừa lằn đỏ hiệu quả.
Đặc biệt, tã bỉm Bobby ứng dụng công nghệ ép lõi siêu mỏng, mỗi miếng tã, bỉm chỉ mỏng 3mm và vẫn đảm bảo độ thấm hút của bỉm vượt trội. Nhờ đó, bé mặc tã, bỉm luôn được thoải mái, hạn chế tình trạng hầm bí.
2. Bé sơ sinh bị lằn do mẹ chưa biết đóng tã, bỉm dán đúng cách
Khi mới làm quen với công việc bỉm sữa đôi khi bố mẹ sẽ mắc phải những sai lầm. Điển hình là nhiều bậc phụ huynh cho rằng đóng tã, bỉm càng chặt thì càng ngăn tràn hiệu quả. Song việc dán tã, bỉm như vậy vô tình khiến da bé liên tục bị tì đè, từ đó dẫn đến hằn đỏ.
Cách nhận biết: Bé chủ yếu bị lằn ở vùng bụng, hông do miếng dán quá chặt.
Cách giải quyết:
Sau khi thay bỉm mới, mẹ nên kiểm tra và điều chỉnh sao cho tã, bỉm vừa vặn nhất với bé. Mẹ dùng ngón tay luồn vào giữa tã, bỉm và da bé, cảm nhận độ rộng, chật và độ co giãn của sản phẩm đã phù hợp hay chưa.
Đối với bé sơ sinh chưa rụng cuống rốn, mẹ hãy chú ý mặc tã bỉm không đè lên phần này.
3. Bé bị lằn do mẹ chọn size tã, bỉm không vừa vặn với kích thước cơ thể
Tình trạng bé bị lằn khi mặc tã, bỉm do cân nặng tăng nhanh khiến các sản phẩm cũ không còn vừa vặn. Bên cạnh đó, đặc điểm cơ thể của mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt, dù có cùng cân nặng nhưng kích thước vòng đùi, bụng của từng bé sẽ có sự chênh lệch. Theo đó, mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu hằn trên da bé để có sự thay đổi sản phẩm phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết:
Khi mặc tã, bỉm bé thường bị lằn ở bụng, đùi, đôi khi các vết lằn xuất hiện ở mông tùy theo sự phát triển của cơ thể.
Cân nặng của bé tăng nhanh vượt quá mức cân nặng quy định theo bảng size của tã, bỉm.
Cách giải quyết:
Mẹ cần theo dõi sự thay đổi về cân nặng theo từng giai đoạn phát triển của bé để lựa chọn cỡ tã, bỉm phù hợp. Nếu thấy bé bị lằn da do tã, bỉm chật, mẹ nên tăng size cho bé. Ngoài ra, việc nghiên cứu kỹ bảng cân nặng của từng thương hiệu giúp mẹ lựa chọn đúng cỡ tã, bỉm cho bé hơn.
Mẹ nên chọn lựa sản phẩm đa dạng về kích thước để giúp việc điều chỉnh kích cỡ tã, bỉm cho bé được thuận tiện hơn.
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết bé sẽ mặc vừa cỡ nào, đừng ngần ngại bỏ qua các chương trình nhận mẫu thử trên website, forum siêu thị để cho bé mặc thử trước khi mua số lượng lớn. Mẹ có thể tham gia chương trình nhận bỉm mặc thử miễn phí cho bé của Bobby tại https://loinenthanky3mm.com/
Thông qua những kiến thức mà bài viết đã cung cấp, Bobby hy vọng rằng có thể giúp mẹ dễ dàng nhận diện những sai lầm khiến bé đóng bỉm bị lằn và kịp thời khắc phục. Nếu cần được tư vấn hay hỗ trợ thêm về cách lựa chọn bỉm cho bé, mẹ có thể nhắn trực tiếp cho Bobby qua: