Bé không chịu mặc tã - Nguyên nhân và gợi ý một số giải pháp dành cho mẹ
Bé không chịu mặc tã, quấy khóc đòi cởi khiến nhiều mẹ đau đầu khi không biết chính xác nguyên nhân cũng như cách xử lý phù hợp. Để được giải đáp chi tiết, mẹ hãy cùng Bobby tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân bé không chịu mặc tã
Tã giấy là vật dụng quen thuộc giúp giữ vệ sinh cho bé trong những năm tháng đầu đời. Việc bé đột ngột có các biểu hiện không hợp tác, quấy khóc và không chịu mặc tã có thể xảy ra do một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Các loại tã bé đang dùng quá dày, khả năng thấm hút kém khiến da bé luôn trong tình trạng ẩm ướt, hằm bí và khó chịu. Biểu hiện dễ thấy là hiện tượng rò rỉ, tràn chất lỏng khi mặc tã hoặc da của bé xuất hiện tình trạng hăm, ngứa, đỏ do phải tiếp xúc lâu với chất thải.
- Mẹ lựa chọn tã không phù hợp với tình trạng và nhu cầu vận động của bé. Ở những bé hiếu động, đang trong giai đoạn tập đi, bò nếu dùng tã dán có thể khiến tã bị tuột hoặc lỏng, tạo cảm giác khó chịu, bất tiện.
- Tã đã bị chật, làm phần lưng, bụng, đùi bị bó chặt, xuất hiện các vết hằn đỏ do đóng bỉm. Điều này khiến con cử động khó khăn, làn da bị cọ xát lâu ngày gây ra các tổn thương và tăng nguy cơ viêm da…
- Bé đến tuổi bỏ tã, tập ngồi bô cũng sẽ có tình trạng muốn cởi bỏ tã.
2. Giải pháp cho mẹ khi bé không chịu mặc tã
Tình trạng bé không chịu mặc tã diễn ra thường xuyên khiến không ít mẹ có sự thỏa hiệp để bé “thả rông”. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến mẹ vất vả hơn với công việc giặt giũ và không đảm bảo được vệ sinh cho bé. Để giúp bé hợp tác hơn trong việc mặc tã, mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
- Chọn tã mềm mỏng, thấm hút tốt:
Nếu quan sát thấy bé khó chịu do mặc tã không phù hợp, thô dày hay thấm hút kém, mẹ nên đổi sang các sản phẩm tã mềm mỏng và thấm hút tốt cho bé như Bobby. Ứng dụng công nghệ ép lõi độc quyền cho miếng tã mỏng mềm chỉ 3mm và thiết kế bề mặt hàng ngàn lỗ thấm, các sản phẩm tã dán và tã quần Bobby giúp làn da bé luôn khô thoáng và thoải mái cả ngày dài.
- Đổi sang tã quần:
Ở những bé hiếu động không chịu mặc tã dán do sản phẩm dễ bị tụt hay xô lệch khi cử động, mẹ cân nhắc chuyển cho bé sang sử dụng tã quần. Thiết kế tiện lợi, khả năng thấm hút tốt và co giãn thoải mái, tã quần giúp bé được thoải mái vui chơi mà không lo vướng víu.
- Tăng kích cỡ tã:
Tăng kích cỡ tã của bé khi thấy có dấu hiệu chật. Để biết được kích thước sản phẩm phù hợp, mẹ có thể dựa vào cân nặng, vòng bụng - đùi - mông hoặc tham khảo bảng hướng dẫn chọn kích cỡ của nhãn hàng.
Mẹ tham khảo thêm về lời khuyên bé mấy tháng mặc tã quần để cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho con nhé!
- Tập cho bé ngồi bô:
Nếu bé đã đến giai đoạn bỏ tã (khoảng 2 - 3 tuổi) mẹ có thể giảm tần suất mặc tã cho xuống và bắt đầu tập cho con ngồi bô, dùng nhà vệ sinh… Giai đoạn này mẹ chỉ cần mặc tã cho bé vào ban đêm khi bé ngủ. Ngoài ra, để nhận biết chính xác thời điểm bé sẵn sàng cai tã cũng như cách tập ngồi bô cho bé hiệu quả, mẹ có thể tham khảo bài viết Nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi?
3. Mẹo nhỏ mẹ nên biết để bé luôn thoải mái khi mặc tã
Để hạn chế các sai sót trong quá trình thay, mặc tã, khiến bé khó chịu, bất tiện, mẹ cần lưu ý các yếu tố sau:
- Thay tã mới cho bé sau 3 - 4 tiếng hoặc ngay sau khi bé đi nặng. Trong quá trình thay mẹ hãy luôn chú ý làm sạch bằng các sản phẩm an toàn, lành tính dành riêng cho trẻ sơ sinh như khăn ướt Bobby Care.
- Chú ý thấm khô da bé bằng khăn bông mềm trước khi mặc tã mới.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, chống hăm để bảo vệ làn da non nớt của con.
- Sau khi mặc tã mới cho bé, mẹ nên kiểm tra lại để điều chỉnh mức độ vừa vặn, tránh tình trạng tã xộc xệch hoặc bó quá chặt vào người bé
Khi thấy bé không chịu mặc tã, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiểm tra kỹ để tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó có phương án xử lý phù hợp. Chỉ cần lựa chọn được sản phẩm tã phù hợp, chắc chắn bé sẽ trở nên hợp tác hơn mỗi khi thay bỉm và giúp mẹ đỡ vất vả hơn!