Triệu chứng khi bắt đầu chuyển dạ

Thai đến tuần thứ 39 và ngày dự kiến sinh tới gần cũng là lúc chuẩn bị sinh. Mặc dù, các dấu hiệu chuyển dạ và sinh con của mỗi người mẹ là khác nhau nhưng về cơ bản là giống nhau. Nếu nắm được trước bức tranh toàn cảnh của quá trình sinh thì sẽ yên tâm hơn.

Các triệu chứng khi bắt đầu chuyển dạ

Khi cơ thể bạn xuất hiện 3 dấu hiệu sau thì cũng là lúc bạn chuẩn bị nhập viện.

Cơn co chuyển dạ

Cơn co chuyển dạ là cơn đau do tử cung co thắt để đẩy em bé ra. Đa phần là cảm giác giống như đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Lúc đầu, sẽ đau không theo quy tắc nào, nhưng dần dần lặp đi lặp lại có quy luật hơn. Nếu thấy đau theo cơn cách 10 phút một lần, thì đó là dấu hiệu sắp sinh nên cần phải liên lạc ngay với bệnh viện để được giúp đỡ (với người sinh con rạ thì sẽ đau cách 15 phút một lần). Lưu ý, dù không phải chính xác cứ 10 phút là đau một lần, nhưng cứ khi thấy cơn đau có quy luật thì phải nhanh chóng nhập viện.

Vỡ ối

Màng trứng bọc em bé bị vỡ và nước ối chảy ra gọi là vỡ ối. Thông thường, vỡ ối sẽ xảy ra khi sinh; tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra trước khi bắt đầu có cơn co chuyển dạ, hoặc chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi có dấu hiệu. Vỡ ối rất nguy hiểm cho em bé nên dù không đau hoặc đau nhẹ, cũng cần phải liên lạc ngay với bệnh viện. Dù bạn chưa chắc chắn có phải vỡ ối hay không thì cũng nên đi khám ngay.

Dấu hiệu

Khi cổ tử cung hơi mở, màng trứng bị bong ra, sẽ ra một chút máu báo hiệu (tuy nhiên cũng có người không thấy hiện tượng này). Khi có dấu hiệu như vậy, thì trong vòng vài tiếng hoặc vài ngày sau sẽ sinh. Mặc dù có thể không cần nhập viện ngay, nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị tinh thần trước. Nếu thấy ra máu, dù nhiều hay ít cũng phải liên hệ với bệnh viện (vì cũng có khả năng không phải là máu báo hiệu).

Nhập viện/các bước tiến hành sinh khi có triệu chứng bắt đầu chuyển dạ

Các bước tiến hành sinh được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

Giai đoạn 1 (Giai đoạn tử cung mở)

Cổ tử cung mở hoàn toàn khi các cơn đau xuất hiện cách nhau 10 phút một lần (mở 10 phân). Với các bà mẹ sinh con rạ, thông thường sẽ mất trung bình 10~12 tiếng, sinh con so thì khoảng 5~6 tiếng.

arrow step

Giai đoạn 2 (Giai đoạn sinh)

Là giai đoạn khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến lúc em bé ra đời. Với các bà mẹ sinh con so thì khoảng 1~2 tiếng, còn sinh con rạ khoảng 30 phút ~ 1 tiếng.

arrow step

Lúc em bé chào đời

Phần đầu, phần to nhất của cơ thể em bé, sẽ ra trước và sau đó toàn thân em bé cũng sẽ ra theo, và bé sẽ cất tiếng khóc chào đời.

arrow step

Giai đoạn 3 (sau sinh)

Là giai đoạn từ khi em bé chào đời tới lúc nhau thai bị đẩy ra ngoài. Nếu để nhau thai ra tự nhiên thì mất khoảng 10~30 phút; tuy nhiên ngày nay, bác sĩ sẽ tác động vào dây rốn để nhau thai ra ngoài nên chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó, nếu có rạch tầng sinh môn thì sẽ tiến hành gây tê cục bộ rồi khâu.

slit arrow step

(1) Mẹ được theo dõi tại phòng sinh một cách an toàn

Sau khi sinh xong, đôi khi sẽ bị xuất huyết nên mẹ thường nằm lại phòng sinh khoảng 2 tiếng. Khoảng thời gian 2 tiếng này gọi là giai đoạn 4, để quan sát trạng thái cơ thể sản phụ, như đo huyết áp…

(2) Em bé được đưa tới phòng trẻ sơ sinh

Sau khi cắt dây rốn, em bé được đo các chỉ số cơ thể như cân nặng, chiều dài, vòng đầu, vòng ngực… kiểm tra sức khỏe tổng thể cho bé sau sinh. Sáu tiếng sau khi gặp mẹ, bé sẽ được đặt trong lồng ấp của phòng trẻ sơ sinh.

Chăm sóc kiểu chuột túi

Chăm sóc kiểu chuột túi là đặt em bé mới sinh trên ngực mẹ để cho da em bé tiếp xúc với da mẹ, cho em bé bú mẹ. Hai tiếng sau sinh là khoảng thời gian em bé thức. Kiểu chăm sóc này sẽ giúp cho mẹ và bé gần gũi với nhau hơn.

update : 19.09.2017

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ