Nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi? Mẹ thắc mắc, Bobby trả lời

đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi

Yếu tố quyết định đến việc đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của mỗi bé. Thay đổi tưởng chừng như đơn giản này lại ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày của bé. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để ngừng đóng bỉm, hãy cùng Bobby tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giải đáp câu hỏi lớn: Nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi?

Đóng bỉm là một trong những thói quen sẽ đi theo bé trong suốt những năm tháng đầu đời. Đến giai đoạn bé được 18 tháng đến 3 tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập bỏ bỉm dần. Đây là thời điểm thận của bé đã phát triển toàn diện. Bé đã bắt đầu nhận thức được nhu cầu cũng như thời điểm đi vệ sinh thay vì đi tự do. 

Mẹ không nên bỏ bỉm quá sớm cho bé

Bỏ bỉm quá sớm không phù hợp với những bé chưa thể nhận thức nhu cầu đi vệ sinh. Bỏ bỉm sớm sẽ khiến bố mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc và dọn dẹp mỗi lần bé tè, ị. 

Ngoài ra, nếu không đóng bỉm, yếu tố vệ sinh sẽ không được đảm bảo, nguy cơ da bé phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải tăng cao. Khi này các vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển gây nên tình trạng viêm da nguy hiểm.

Thay vì bỏ bỉm hoàn toàn chỉ trong ngày một ngày hai, các mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen này một cách từ từ. Trong lúc đó, mẹ vẫn nên những loại bỉm thấm hút tốt và mỏng nhẹ để bé dễ dàng hoạt động, vui chơi. 

Hiểu được nhu cầu này của bé, Bobby đã cải tiến dòng tã dán và tã quần, ứng dụng công nghệ lõi nén 3mm giúp miễng tã mỏng nhẹ nhưng vẫn tối ưu khả năng thấm hút. Hành trình cùng bé lớn lên của mẹ nhờ đó sẽ dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của bỉm Bobby. 

Mẹ không nên bỏ bỉm quá muộn

Trên thực tế không ít bé có tốc độ phát triển chậm hơn, khả năng kiểm soát thói quen đi vệ sinh được hình thành khá muộn, dẫn tới thời gian bỏ bỉm trễ (từ 3 tuổi). Mẹ nên dựa vào các dấu hiệu ở bé để nhận biết thời gian bỏ bỉm, tuy nhiên thời điểm này không nên quá muộn hay kéo dài đến lúc bé bắt đầu đi học. 

Bỏ bỉm quá muộn là sai lầm phổ biến của mẹ khiến bé ỉ lại vào bỉm. Từ đó, việc rèn luyện cho bé thói quen tự đi vệ sinh sẽ khó hơn, bé thường xuyên tè dầm, gây ra nhiều bất tiện khi bắt đầu đi học, đi mẫu giáo.

cho bé mặc tã đến khi nào

Các mẹ nên quan sát thói quen vệ sinh của bé trước khi tập thói quen bỏ bỉm hoàn toàn

2. Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc mẹ nên cai bỉm cho bé

Các cột mốc thời gian bé nên bỏ bỉm chỉ mang tính ước lượng và thay đổi tùy từng trường hợp. Bên cạnh những yếu tố mang tính thời điểm như độ tuổi, các mẹ nên dần hình thành thói quen bỏ bỉm cho bé khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé có khả năng nhận thức được các dấu hiệu thôi thúc đi vệ sinh và thông báo đến bố hoặc mẹ. Mỗi khi bỉm bẩn hoặc cảm thấy khó chịu, bé biết đưa ra tín hiệu để yêu cầu thay mới, cởi bỏ.
  • Bỉm của bé khô trong khoảng tối đa 2 giờ là dấu hiệu cho thấy bé đã có khả năng giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang.
  • Bé thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô hoặc tỏ ra không thích mặc bỉm, cố gắng cởi bỉm ra.
  • Bé đã có khả năng ngồi trên ghế bô hoặc có thói quen tìm đến bô mỗi đi buồn đi vệ sinh.
  • Đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu cho thấy chức năng thận của bé đã dần hoàn thiện hơn.
  • Bé bắt đầu thể hiện sở thích mặc đồ lót thay vì mặc bỉm. 

Khi nào nên bỏ bỉm cho bé

Theo sát sự thay đổi trong thói quen sẽ giúp mẹ xác định đúng thời điểm cai bỉm

3. Mẹo hay giúp mẹ cai bỉm cho bé hiệu quả

Khi cả mẹ và bé sẵn sàng cho việc bỏ bỉm, mẹ có thể làm theo một số mẹo để tập dần cho bé thói quen vệ sinh đúng cách.

  • Tập cho bé làm quen với các từ ngữ, hiệu lệnh khi đi tè như poo poo, xi, tè… 
  • Các mẹ nên cố gắng quan sát và theo dõi thói quen đi vệ sinh của bé, sau đó thiết lập một mốc thời gian nhất định. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chủ động cho bé đi ngoài vào những khoảng thời gian cụ thể (từ 1 hoặc 2 giờ đi 1 lần)
  • Mẹ nên thưởng cho bé sau mỗi lần dùng bô hoặc nhà vệ sinh thành công để khích lệ và hình thành thói quen.
  • Cho bé đọc sách, xem hình vẽ thú vị về việc tập đi vệ sinh, ngồi bô… Bố mẹ cũng có thể làm mẫu để bé bắt chước theo.
  • Hạn chế cho bé uống nước, sữa trước khi ngủ từ 2 tiếng để hạn chế tình trạng tiểu đêm, tè dầm…
  • Thời gian để bỏ bỉm hoàn toàn có thể nhanh chóng chỉ vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng tuỳ từng bé. Vì vậy, bố mẹ nên kiên trì đồng hành cùng bé cho tới khi bé học được cách đi vệ sinh đúng quy định.
  • Chuẩn bị sẵn tâm lý bé chưa đi vệ sinh đúng trong nhiều tuần đầu (chuẩn bị quần sạch để thay khi ra ngoài, ga giường chống thấm khi bé tè dầm, tập bỏ bỉm ban ngày trước khi bỏ bỉm ban đêm…)

tập cai bỉm cho bé

Ba mẹ cho bé xem tranh vẽ minh hoạ về việc ngồi bô

Mỗi em bé sẽ có thói quen đi vệ sinh và tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy cha mẹ nên chủ động quan sát những dấu hiệu thích hợp để biết được nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, Bobby đã giúp cho các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm hay để đồng hành cùng bé yêu bước sang một giai đoạn mới.