Đóng bỉm có hại không? Sự thật mẹ cần biết

đóng bỉm có hại không

Có nhiều quan điểm rằng việc sử dụng tã, bỉm dùng 1 lần gây không ít tác hại như viêm da, chân vòng kiềng, vô sinh.... Dù đây chỉ là những thông tin chưa được chứng thực nhưng lại đang khiến các mẹ hoang mang liệu đóng bỉm có hại không? Hãy cùng chuyên gia Bobby đánh giá thực hư độ an toàn của tã, bỉm trên nhiều khía cạnh qua bài viết dưới đây nhé.

1. Độ an toàn của tã, bỉm giấy đối với làn da của bé

Trên thực tế, các vấn đề về da của bé thường xảy ra trong trường hợp dùng phải bỉm kém chất lượng, mẹ vệ sinh cho bé chưa đúng cách hoặc không thay bỉm đúng lúc. Không những không gây hại, thói quen đóng tã bỉm đúng cách còn giúp giữ vệ sinh tốt hơn cho da bé. Điều các mẹ cần làm chính là thay bỉm sau mỗi 3 - 4h và lau rửa sạch sẽ vùng da mặc bỉm của bé. 

Để bảo vệ cho da bé, mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm mỏng không tưởng - thấm hút bất ngờ từ Bobby. Bỉm Bobby ứng dụng công nghệ ép lõi đặc biệt giúp miếng tã chỉ mỏng 3mm, thoáng khí gấp 2 lần và vẫn đảm bảo khả năng thấm hút tốt, ngừa hăm bí cho bé. Bên cạnh đó, Bobby còn bổ sung những thành phần tốt cho da bé như tinh chất Vitamin E ở miếng lót và tã dán sơ sinh, hay tinh chất trà xanh cho tã dán và tã quần, giúp bảo vệ và nâng niu làn da bé tốt hơn.

em bé đóng tã dãn

Viêm da ở trẻ chủ yếu xảy ra do đóng bỉm sai cách

2. Tác động của tã, bỉm giấy đến sự phát triển xương của bé

Kỳ vọng về vóc dáng tương lai của con trẻ dường như đã hình thành nỗi lo của bố bé trước nhiều ý kiến cho rằng đóng bỉm bị vòng kiềng. ThS.BS Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) đã bác bỏ suy luận sai lầm này dưới góc nhìn khoa học.

Theo bác sĩ, nguyên nhân chân vòng kiềng ở trẻ thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và phương pháp chăm sóc của cha mẹ. Cụ thể như sự thiếu hụt Vitamin D sẽ dẫn đến còi xương, khi chân phải chịu áp lực của cơ thể trong quá trình tập đi, đứng rất dễ bị vòng kiềng. Nguy cơ này còn có thể xuất phát từ thói quen bế cắp nách, cõng thường xuyên chứ không liên quan gì đến việc dùng bỉm.

Ngược lại, nếu mẹ cho bé sử dụng các loại bỉm mềm mỏng, hệ thun mềm co giãn, bé sẽ cử động thoải mái hơn mà không lo lắng về những tác động xấu đến hệ xương khớp. Chính vì vậy, tã, bỉm Bobby là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

đóng bỉm nhiều có hại không

Trẻ bị vòng kiềng không phải do đóng bỉm mà từ cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng

3. Sự ảnh hưởng của tã, bỉm giấy đến chức năng sinh sản của bé

Giải tỏa nỗi lo của bố mẹ về việc đóng bỉm bị vô sinh, hẹp bao quy đầu, ThS. Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã khẳng định: “Những tác hại của bỉm tới cơ quan sinh sản đều chưa được khoa học chứng minh. Do các bé trai còn rất nhỏ, cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể sản xuất tinh trùng.”

Thay vào đó, cách tốt nhất để bảo vệ vùng dưới của các bé trai chính là chú trọng bước vệ sinh. Mẹ nên lau rửa kỹ lưỡng và hướng bộ phận sinh dục của bé xuống dưới khi đóng bỉm để đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng tràn tã, bỉm ở vùng bụng của bé.

4. Ảnh hưởng của tã, bỉm giấy đến đường tiết niệu của bé

Không khó để bắt gặp các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiểu trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc mẹ vệ sinh vùng kín của bé sai cách chứ không liên quan tới thói quen đóng bỉm. Mẹ không thay bỉm thường xuyên cho bé, không vệ sinh kỹ lưỡng có thể dẫn tới nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm nhiễm ngoài da.

đóng bỉm nhiều có sao không

Thay bỉm mỗi 3 - 4 tiếng sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm da cho bé

5. Ảnh hưởng của tã, bỉm giấy đến khả năng tự đi vệ sinh của bé

Nhiều mẹ bày tỏ sự quan ngại rằng đóng bỉm trong thời gian dài có thể hình thành thói quen xấu cho bé, gây khó khăn cho quá trình đi vệ sinh tự lập.

Khi bé dưới 1 tuổi, hệ bài tiết của bé chưa hoàn thiện nên bàng quang rất nhỏ, số lần đi vệ sinh sẽ rất nhiều. Tuy nhiên, não bộ của bé trong giai đoạn này chưa thể nhận tín hiệu từ bàng quang để nhận thức được "thời điểm đi vệ sinh". Vì vậy, việc mặc tã, bỉm cho bé là hết sức cần thiết.

Khi bé bước sang giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi, thận của bé đã phát triển toàn diện, bé bắt đầu nhận thức nhu cầu và thời điểm đi vệ sinh thay vì đi vệ sinh tự do. Đây là lúc mẹ có thể tập cho trẻ cách thông báo cho người lớn khi “buồn tè” hoặc khuyến khích bé ngồi bồn cầu. 

tập cho bé ngồi bô đi vệ sinh

Mẹ có thể tập cho bé thói quen tự đi vệ sinh vào thời điểm thích hợp

Kết luận

Việc đóng bỉm đúng cách không những không có hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tã giấy không chỉ đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho bé mà còn tiết kiệm thời gian, công sức cho mẹ. Điều quan trọng là mẹ chọn đúng tãm bỉm và sử dụng đúng cách cho bé.

  • Chọn bỉm từ thương hiệu uy tín, đảm bảo an toàn và nên mua ở các cửa hàng, website chính hãng.
  • Chọn bỉm đúng size cho bé theo cân nặng, và giai đoạn phát triển của bé.
  • Chú trọng vào các tính năng của bỉm khi chọn mua. Xu hướng hiện tại của các mẹ là chọn tã mỏng, vừa thoáng khí mà vẫn đảm bảo khả năng thấm hút hiệu quải. 

Bài viết trên đây đã phần nào giúp mẹ giải đáp câu hỏi đóng bỉm có hại không. Hy vọng với các thông tin trên, Bobby đã giúp mẹ gỡ được các băn khoăn, lo lắng để chăm sóc bé yêu tốt hơn.