Sức khỏe thai nhi tuần 16 đến 19

cơ thể mẹ

Thai nhi từ tuần thứ 16 đến tuần 19
Kích thước thai nhi (cuối tuần thai thứ 19): Dài khoảng 25cm, cân nặng khoảng 280g

Thai nhi tuần 16 đến 19 có đầu lớn bằng 1/3 cơ thể

Chiều dài của em bé ở tuần thai thứ 19 khoảng 23 đến 25cm, cân nặng khoảng 250g đến 280g. Khi thai được 19 tuần tuổi thì kích thước đầu của em bé bằng quả trứng gà và bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Mặc dù, đầu của em bé chỉ bằng 1/3 cơ thể nhưng như vậy đã được xem là khá lớn.


Tính chiều dài của em bé ở tuần thai thứ 19 bằng cách nhân bình phương số tháng mang thai. Ví dụ, nếu thai được 5 tháng sẽ là 5x5=25cm. Khi thai từ 6 tháng trở lên thì lấy số tháng x 5, ví dụ: 6 x 5 =30cm. (Đây được gọi là “phương pháp tính Hasse”).

xác nhận việc mang thai dựa vào túi thai

các bộ phận trên cơ thể thai nhi từ tuần 16 đến 19

Mỡ dưới da cũng hình thành ở thai nhi tuần 26 đến 19

Khi em bé bắt đầu có mỡ dưới da thì sẽ hơi béo lên một chút, da trở nên dày hơn và sẽ có màu đỏ. Lúc này trên cơ thể em bé đã mọc lông tơ, lông tơ có nhiệm vụ giữ ấm cho cơ thể và bảo vệ bé khỏi các tác động của nước ối. Tóc, lông mi, lông mày và hoa văn ở đầu ngón mà sau này trở thành vân tay, cũng đã xuất hiện.

Các chức năng của nội tạng cũng đã phát triển, gan bắt đầu tạo ra máu, dạ dày và bàng quang về cơ bản đã hoàn thiện.

Thai nhi tuần 16 đến 19 bắt đầu mút tay

Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác được gọi là 5 giác quan. Xúc giác - cảm giác ở da sẽ hình thành đầu tiên ở em bé. Trước khi hình thành nhau thai thì em bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng, oxy từ da, do vậy, da đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Da bắt đầu có cảm giác ở tuần thai thứ 8, khi được 12 tuần sẽ gần giống như người lớn. Thai được 19 tuần, em bé sẽ bắt đầu mút ngón tay. Em bé thích mút tay nên thỉnh thoảng có hiện tượng phồng da ở tay em bé. Có một số người giải thích rằng bé mút tay là để luyện tập sau này bú sữa.

Em bé chuyển động tích cực có thể quay được 1 vòng ở thai nhi tuần 16 đến 19

Xương và cơ bắp của em bé đã phát triển nên chuyển động cũng vững vàng hơn. Em bé chuyển động tích cực trong nước ối, có những lúc còn lộn ngược người. Bé duỗi thẳng cơ, rồi dùng chân đá vào thành tử cung… Người mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động này của thai.

update : 19.09.2017

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ