Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39

Thai nhi từ tuần 36 đến tuần 39
Kích thước thai nhi (cuối tuần thai thứ 39): Chiều dài khoảng 50cm và cân nặng khoảng 3100

Những thay đổi của thai nhi tuần 36 đến 39

Đầu em bé bằng một phần 4 cơ thể, khuôn mặt cũng đầy đặn hơn

Khi thai được 39 tuần, hình dáng em bé lúc đó có tỷ lệ đầu so với chiều dài cơ thể là ¼. Chiều dài khoảng 50cm, cân nặng khoảng 3100g, đồng thời các chức năng nội tạng của em bé cũng hoàn thiện tới mức có thể thích nghi được với cuộc sống bên ngoài.


Để em bé được trưởng thành đầy đủ và có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài thì độ hoàn thiện các chức năng cơ thể, cùng với sự phát triển của cơ thể như cân nặng tăng thêm… là rất quan trọng. Đặc biệt, khi em bé ra khỏi bụng mẹ có nghĩa là lúc đó phổi phải hô hấp được, phải điều tiết được cơ thể giữ ở mức ổn định… Đây là những điều kiện đánh giá em bé trưởng thành. Thông thường, qua tuần thai thứ 35 thì cân nặng của bé tăng trên 2500g, lúc này có thể nói đa phần là đã trưởng thành.

các bộ phận trên cơ thể thai nhi từ tuần 36 đến 39

xác nhận việc mang thai dựa vào túi thai

Em bé “to quá sẽ khó khăn”

Khi thai được 36 tuần, hoạt động tuyến tụy của em bé đã phát triển và bắt đầu tiết ra một lượng Insulin vừa đủ (đây là hóc môn điều chỉnh đường huyết). Nếu thời kỳ này mẹ ăn nhiều, bị đường huyết cao thì em bé cũng sẽ dễ mắc phải và hóc môn Insulin được tiết ra sẽ nhiều hơn. Khi đó, các tác nhân thúc đẩy tăng hóc môn Insulin sẽ làm cho em bé bị thừa cân rất nhanh.


Em bé bị thừa cân thì khi sinh sẽ khó hơn. Nếu thời gian sinh kéo dài sẽ khiến em bé cảm thấy khó chịu (gọi là “suy thai”). Vì vậy, thời kỳ này các bà mẹ chú ý không nên ăn quá nhiều.

Em bé chuyển động cho đến khi ra khỏi bụng mẹ

Ngày thứ 266 kể từ ngày thụ tinh là ngày sinh dự kiến của em bé!


Em bé khi đã quá thừa cân thì sẽ khó khăn trong việc cử động tay chân trong tử cung, làm cho em bé quay đầu xuống dưới rất vất vả. Khi đó, bạn có thể nghĩ rằng em bé đang khó chịu, tuy nhiên em bé luôn ổn định trong tư thế thoải mái nhất mặc dù khá chật. Cơ thể bạn nhiều khi cũng bị cuốn theo khi em bé xoay tự do. Đôi khi có nhiều bé còn bị dây rốn quấn quanh cổ hay cơ thể. Khi siêu âm màu Doppler, có thể quan sát được sự tuần hoàn của máu đang chảy trong dây rốn vì thế dù có bị quấn nhưng chỉ cần xác định được dây rốn vẫn có máu chảy đều, mang oxy và dinh dưỡng tới cho em bé là bạn có thể yên tâm.

update : 19.09.2017

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ